Học cách thiết kế trên ứng dụng AI từ đến Z cơ bản nhất



Kỹ năng cơ bản dành cho dân chuyên thiết kế đồ họa là phải biết sử dụng công cụ AI (Adobe Illustrator). Nếu bạn là một graphic designer chuyên nghiệp hoặc content creative bạn càng phải biết cách thiết kế trên ứng dụng AI cơ bản nhất. Dưới đây là hướng dẫn cách thiết kế đồ họa trên ứng dụng AI thuận lợi và đơn giản. 

cách thiết kế trên ứng dụng AI

AI là tên viết tắt của ứng dụng Adobe Illustrator. Đây là chương trình thiết kế đồ họa, biên tập đồ họa vector được phát triển của tập đoàn đa quốc gia Adobe. Đây là ứng dụng (công cụ) thiên về tính sáng tạo, tạo ra những sản phẩm, những ấn phẩm về mặt hình ảnh như poster, banner, thumbnail, sách, GDN,... Nói chung nó có thể tạo ra tất cả các loại hình ảnh 2D và 3D cơ bản đến nâng cao cho người sử dụng. 

Ưu điểm của Adobe Illustrator là nhà thiết kế đồ họa có thể tùy ý sáng tạo theo khả năng của mình, tùy chỉnh ảnh, vẽ ảnh thông minh. Đặc biệt, nó giữ cho hình ảnh ở độ phân giải cao nhất, rõ nét và chất lượng nhất. 

Xem thêm: Top 12 ứng dụng thiết kế đồ họa miễn phí phổ biến nhất.

Muốn đi sâu và trở thành một designer chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững các kiến thức cơ bản khi thiết kế ứng dụng trên AI. Dưới đây là những cách thiết kế cơ bản nhất cho người mới bắt đầu và người không chuyên vẫn có thể làm việc được. 

 Để học cách thiết kế trên ứng dụng AI, trước tiên bạn cần nắm đầy đủ và hiểu được trên phần mềm Adobe Illustrator có những công cụ nào. Những công cụ này có chức năng như thế nào, bạn có thể sử dụng để làm gì tiện lợi trong quá trình thiết kế trên đây. Cùng tìm hiểu dưới đây:

Phím tắt màn hình làm việc:

TỔ HỢP PHÍM

CHỨC NĂNG

TƯƠNG ĐƯƠNG

Space + Giữ chuột trái

Di chuyển màn hình làm việc

Tương đương với công cụ Hand tooL (H)

Alt + Lăn chuột giữa

Phóng to, thu nhỏ màn hình làm việc

Tương tự như bộ phím Ctrl + – và Ctrl + +

Ctrl + 0

Đưa vùng làm việc của trang giấy về bằng với màn hình máy tính của bạn

Phím tắt trong AI thao tác đối tượng:

PHÍM

CÔNG DỤNG

A

Công cụ direct selection: điều chỉnh các điểm neo (node) trên đường path

I

Công cụ eyedropper: chọn, và hút mà cho đối tượng

O

Công cụ Reflect: lật đối tượng qua 1 điểm nào đó

R

Công cụ rotate: xoay đối tượng

V

Công cụ selection: di chuyển, phóng to thu nhỏ đối tượng

Các phím tắt trong lệnh 

PHÍM TẮT TRONG MENU SELEC

TÊN CỦA PHÍM TẮT

CHỨC NĂNG

CTRL + A

All

Chọn tất cả các đối tượng trong vùng làm việc của illustrator

CTRL + ALT +A

All on Active Arboard

Chọn tất cả các trang giấy (nếu có) trong illustrator

CTRL + SHIFT + A

Deselect

Chọn lại vùng chọn (các đối tượng được chọn) trong illustrator

Các loại tên công cụ sử dụng trên AI 

cách thiết kế trên ứng dụng AI

Tên công cụ

Phím tắt

Ứng dụng

Selection Tool

V

Cho phép chọn bất kỳ đối tượng nào bằng cách kéo hoặc nhấp vào đối tượng đó.

Line Segment Tool

\

Vẽ những đường thẳng.

Rectangle Tool

M

Tạo ra các hình chữ nhật/ hình vuông với các góc vuông. 

Rounded  Rectangle Tool

 

Tạo ra các hình chữ nhật/ hình vuông với các góc tròn.. 

Ellipse Tool

L

Vẽ hình elip và hình tròn.

Polygon Tool

 

Tạo hình đa diện với bất kỳ số cạnh mong muốn.

Star Tool

 

Tạo hình đa diện với bất kỳ số điểm mong muốn.

Color Tool

 

Lựa chọn hoặc thay đổi màu sắc của đối tượng.

Fill 

 

Tô màu toàn bộ đối tượng.

Stroke

 

Tô màu đường viền của đối tượng.

Color Panel

 

Cung cấp bảng  màu 

Swatch Panel

 

Thiết lập bảng màu cá nhân hoặc gợi ý bảng màu liên quan.

Eyedropper Tool

I

Cho phép lấy mẫu một màu cụ thể từ một phần hình ảnh. 

Type Tool

T

Nhập các dòng văn bản ngang hoặc căn chỉnh văn bản để theo đường dẫn vectơ.

Area Type Tool

 

Hiệu đính văn bản vào bên trong hình dạng đã có.

Type on a path Tool

 

Hiệu đính văn bản lên đường viền hoặc ngoài đường viền của đối tượng. 

Character Panel

 

Truy cập vào tùy chỉnh định dạng văn bản (cỡ, phông, khoảng cách,…)..

Paragraph Panel

 

Thay đổi định dạng của các cột và đoạn văn (căn trái/ phải/ trung tâm, khoảng cách,…)

Pathfinder 

Ctrl + Shift + F9

Tạo ra hình dạng phức tạp từ nhiều đối tượng (phối hợp, phân chia, loại trừ,…)

Alignment Tool

Shift F7

Sắp xếp các đối tượng theo trật tự mong muốn (căn trái/ phải/ trên/ dưới/ giữa,…)

Artboards mục đích là để giúp tổ chức quá trình thiết kế đồ họa. Đây là phần không gian chứa các đối tượng để làm việc. Nếu như bạn để bất cứ công cụ, hình ảnh, text bất kỳ bên ngoài khu vực Artboard sẽ không được đính kèm khi bạn xuất file ra ngoài.

cách thiết kế trên ứng dụng AI

Hướng dẫn cách thiết kế trên ứng dụng AI thêm Artboard như sau: 

Cách 1: Chọn công cụ Artboard Tool từ khay công cụ (ở màn hình bên trái), kéo thả con trỏ qua không gian làm việc để tạo bảng vẽ mới. 

Cách 2: Nhấn đúp vào công cụ Artboard Tool từ khay công cụ, sử dụng menu hiện lên để thiết lập kích thước bạn định làm việc. 

Nếu như có 1 Artboard bạn cần lưu thì chỉ cần Export là xong. Tuy nhiên, nếu như có nhiều dự án bạn làm cùng một lúc trên màn hình của AI, bạn cần phải học cách lưu khi thiết kế trên ứng dụng AI và ghi nhớ chúng. 

cách thiết kế trên ứng dụng AI

  • Bước 1: Chọn File → Export → Export as. Sau đó điền tên file và vị trí lưu tệp để tìm kiếm đơn giản.

  • Bước 2: Trong phần Format, Chọn Use Artboards (nếu có đối tượng nằm ngoài Artboard), bỏ chọn nếu mọi đối tượng đều nằm trong Artboard;

  • Bước 3: Chọn All để lưu tất cả Artboard hoặc nhập Range để lựa chọn Artboard cần lưu;

  • Bước 4: Chọn Export → OK.

Một trong những cách thiết kế trên ứng dụng AI (Adobe Illustrator) bạn học là cách lưu theo độ phân giải. Đối với hình minh họa, thiết kế đồ họa các ấn phẩm khác nhau sẽ có định dạng khác nhau cùng với độ phân giải phù hợp để in ấn, để post social media. Lựa chọn đầu tiên luôn là lựa chọn định dạng JPEG. 

  • Bước 1: Chọn File → Export → Export as, điền tên tệp và đặt Format thành JPG (hoặc định dạng bạn mong muốn).

  • Bước 2: Chọn cách thức lưu artboard → Export.

  • Bước 3: Tại phần JPEG Options, hãy thay đổi Color Model – Kiểu màu nếu cần và chọn chất lượng.

  • Bước 4: Trong mục Options, điều chỉnh Resolution – độ phân giải đầu ra: Screen (72dpi) tạo ra tệp có cùng kích thước với tài liệu gốc và có thể sử dụng trên web hoặc High (300dpi) tạo ra  hình ảnh có độ phân giải cao, phù hợp việc in ấn.

  • Bước 5: Chọn OK để lưu tệp.

Tùy mục đích sử dụng hình ảnh khác nhau bạn cần xuất file theo các định dạng ảnh khác nhau. Nếu bạn thiết kế trên ứng dụng AI với poster, banner cho công ty bạn có thể xuất file JPG, xuất file cho việc in ấn bạn có thể chọn tệp PDF bản in, xuất file gif,... 

Ngoài ra, nếu bạn muốn xuất file logo với mục đích sử dụng trên website thì nên xuất dạng PNG trong suốt.

Hướng dẫn cách thiết kế trên ứng dụng AI xuất file theo định dạng:

  • Bước 1: Chọn File → Export → Export for Screen.

  • Bước 2: Chọn tab Artboards, lựa chọn Artboard muốn xuất.

  • Bước 3: Thiết lập Format – Định dạng PNG và Scale – Tỷ lệ 1x.

  • Bước 4: Chọn Add Scale để cài đặt tỷ lệ cho hình ảnh thứ hai. Ví dụ: Scale 3x sẽ tạo ra một hình ảnh cao hơn và rộng hơn ba lần so với hình ảnh gốc.

  • Bước 5: Thêm kích cỡ nếu cần.

  • Bước 6: Chọn Export Artboard để lưu hình ảnh.

Nếu như bạn chỉ muốn cắt ảnh theo vùng bạn chọn mong muốn, ghép các ảnh với nhau cơ bản nhất trên phần mềm Adobe Illustrator thì bạn có thể chọn crop image. 

Dưới đây là hướng dẫn cách thiết kế trên ứng dụng AI với mục đích cắt ảnh: 

  • Bước 1: Chọn File → Place, sử dụng Selection Tool chọn hình ảnh muốn xử lý.

  • Bước 2: Vào Control Panel → Crop Image → Object.

  • Bước 3: Thông báo hiển thị các tệp liên kết sẽ được nhúng sau khi cắt → OK.

  • Bước 4: Điều chỉnh kích thước vị trí muốn cắt bằng việc kéo các đường cắt hoặc đặt Height (Chiều cao) và Width (Chiều rộng) của công cụ cắt ảnh.

  • Bước 5: Chọn Control Panel để điều chỉnh các tùy chọn cắt.

  • Bước 6: Chọn Apply → Enter/ Return để quay trở lại bức ảnh.

Muốn xóa nền background trong phần mềm AI, cách nhanh nhất là bạn chọn công cụ Pen Tool. Bạn nối các điểm neo lại với nhau theo ý mong muốn của bạn và điểm cuối cùng trùng với điểm đầu tiên để kết thúc việc chọn. Chọn công cụ Selection Tool (V) nhấn vào hình đối đường và đường viền. Nhấn chuột phải vào đường viền và chọn Make Clipping Mask. 

Cụ thể, học cách thiết kế trên ứng dụng AI với các xóa nền chi tiết như sau:

  • Bước 1: Chọn File, chọn Open (phím tắt Ctrl + O).

  • Bước 2: Chọn vào hình ảnh muốn xóa background và nhấn Open.

  • Bước 3: Chọn công cụ Pen Tool (phím tắt P).

  • Bước 4: Đặt một điểm neo ở phía ngoài viền của đối tượng. Sau đó nối các điểm neo tiếp theo xung quanh đối tượng. Nhấn Ctrl + + để phóng to, Ctrl + - để thu nhỏ và nhấn phím cách để di chuyển ảnh.

  • Bước 5: Ở các góc bầu, để tạo ra các đường cong bao quanh đối tượng, bạn chỉ cần vừa nhấn chuột vừa kéo để tạo ra độ cong như ý. 

  • Bước 6: Nhấp vào điểm neo đầu tiên một lần nữa để hoàn tất đường viền khu vực bạn muốn chọn.

  • Bước 7: Để thấy rõ đường viền quanh đối tượng bạn hãy đổ màu stroke màu đen ở hộp màu.

  • Bước 8: Để điều chỉnh đường viền xung quanh đối tượng, bạn hãy chọn công cụ Direct Selection Tool (phím tắt A) và nhấp vào điểm neo. 

  • Bước 9: Lúc này bạn sẽ tiến hành tách nền đối tượng. Bạn hãy chọn công cụ Selection Tool (phím tắt V) nhấn vào hình đối đường và đường viền. Để chọn cả hai cùng lúc thì trong lúc chọn bạn hãy nhấn đè phím Shift.

  • Bước 10: Sau khi chọn xong cả 2, bạn nhấn chuột phải vào đường viền và chọn Make Clipping Mask.

    Xem thêm: Hướng dẫn lập trình ứng dụng game như thế nào.

    Đối với những người mới bắt đầu hoặc những người chuyên nghiệp cũng nên chọn phiên bản phù hợp với bản thân. Ngoài ra, các đời máy tính bạn đang sử dụng cũng cần phải biết và cài đặt phần mềm sao cho phù hợp, tránh tình trạng full ổ C, không thể tải. 

    Mỗi một giai đoạn sẽ có những phiên bản thiết kế ứng dụng AI được nâng cấp hơn với dung lượng khác nhau. Khi bạn đang mới bắt đầu học cách thiết kế trên ứng dụng AI bạn chọn những bản thấp, đời cũ để học dần, dễ dàng hơn. Còn nếu bạn đã chuyên nghiệp, bạn nên lựa chọn các phiên bản đời mới nhất. Tuy nhiên, xem ổ cứng máy tính của bạn có tải, lưu trữ và hoạt động mượt mà được không nhé. 

    cách thiết kế trên ứng dụng AI

    Phiên bản AI CS6 (Adobe Illustrator CS6): 

    • Dung lượng cài đặt 1.6GB.

    • Cấu hình máy bản cài 4GB. 

    • Giao diện thân thiện, dễ dàng tìm kiếm công cụ thiết kế. 

    • Nhược điểm: Phiên bản ra đời năm 2016 cho nên nhiều tính năng còn bị lỗi thời, không có video hướng dẫn. 

    Phiên bản AI 2021 (Adobe Illustrator CC): 

    • Đa dạng tiện ích đính kèm. 

    • Sử dụng thư viện đám mây, trích xuất dữ liệu sang các công cụ khác hoàn hảo. 

    • Có template mẫu sẵn. 

    • Tài liệu hướng dẫn cơ bản. 

    • Nhược điểm: cấu hình máy tính sử dụng có RAM tối thiểu 8GB. 

    Các ngành nghề để học cách thiết kế trên ứng dụng AI bao gồm: Graphic Designer chuyên nghiệp, Media Editor chuyên nghiệp, Motion Graphic Editor, Thiết kế không gian, Art Illustration Editor, Content Marketing. 

    Trên đây là hướng dẫn cách thiết kế trên ứng dụng AI cơ bản nhất, đơn giản cho người mới bắt đầu học. Bạn có thể áp dụng vào các công việc hàng ngày, đi lên từ cơ bản đến nâng cao. Kiếm thêm thu nhập từ việc này với vị trí khởi điểm từ 8 triệu đến 20 triệu đồng đều có thể. Hãy theo dõi Ziczac để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác.




    Đã sao chép!!!
    GokiSoft Uy Tín & Chất Lượng & Tận Tình
    Hotline: 0967025996
    GokiSoft Uy Tín & Chất Lượng & Tận Tình Chat FB với chúng tôi
    GokiSoft Uy Tín & Chất Lượng & Tận Tình