Những phần mềm hỗ trợ dạy học dành cho giáo viên



Sử dụng ứng dụng hỗ trợ giảng dạy trong việc quản lý chất lượng học tập đang trở nên phố biến cho giáo dục. Dưới đây là top những phần mềm dạy học và quản lý việc học hiệu quả được nhiều người sử dụng nhất. 

1. Ứng dụng hỗ trợ giảng dạy là gì?

Ứng dụng hỗ trợ giảng dạy hay còn được gọi là phần mềm, công nghệ có những tính năng phục vụ cho nghiệp vụ giáo dục, dạy học. Những ứng dụng này đã làm thay đổi tích cực trong công tác làm nghề của giáo viên. Không còn tình trạng giáo viên tốn quá nhiều thời gian cho soạn giáo án, là người dạy học một chiều, không có tương tác với học sinh.

  • Cách dạy học truyền thống như: Dạy học từ kiến thức sách giáo khoa, viết lại lên bảng phấn, truyền miệng, kiểm tra giấy vở, ứng dụng powerpoint,... 
  • Cách dạy học mới: Dạy học qua nền tảng lớp học ảo kết hợp máy chiếu, sử dụng máy tính bảng hoặc trang màn hình tương tác thông minh, các lớp học trực tuyến khi dịch bệnh, thí nghiệm trực tiếp, quản lý điểm của sinh viên, học sinh khoa học bằng ứng dụng di động, thiết kế bài giảng và lưu trữ linh hoạt trên nền tảng số,... 

ứng dụng hỗ trợ giảng dạy chuyên nghiệp

Ứng dụng hỗ trợ giảng dạy là phần mềm cung cấp tính năng làm nghiệp vụ giáo dục.

Để có kết quả học tập tốt, quá trình học tập và tiếp thu kiến thức hiệu quả, các bậc phụ huynh mong muốn con cái được trang bị đầy đủ và khoa học. Việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhà trường. 

2. Một số ứng dụng hỗ trợ giảng dạy phổ biến nhất 

Có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ giảng dạy miến phí khác nhau, cung cấp nhiều tính năng và nhiệm vụ khác nhau. Nhà trường và giảng viên phải sử dụng nhiều phần mềm để công việc được thuận lợi hơn, cũng có thể tích hợp chúng trong những ứng dụng tiện ích phải trả phí. 

2.1. Ứng dụng xây dựng bài giảng 

ứng dụng hỗ trợ giảng dạy cơ bản

Ứng dụng giúp ích cho việc giảng dạy của giáo viên.

Để xây dựng bài giảng, hầu hết chúng ta đều biết các ứng dụng phổ biến sau: 

  • Powerpoint: Ứng dụng này cho phép người dùng soạn thảo văn bản, tích hợp video, hình ảnh, thêm hiệu ứng thông minh,... Chúng giúp minh họa trực quan hơn những thông tin cho người xem. 
  • Canva: Cho phép thiết kế hình ảnh, video, gif dựa trên mẫu có sẵn hoặc tự sáng tạo. Ngoài ra, bạn có thể tạo ra cá trò chơi để tăng tương tác cho người học.
  • Myviewboard: Đây là kho video, hình ảnh, gif khổng lồ miễn phí tương tự như canva. 

2.2. Ứng dụng quản lý lớp học 

Các ứng dụng quản lý lớp học được chia thành nhiều phần mềm nhỏ lẻ khác nhau: 

  • Schoology: Giáo viên có thể xây dựng hồ sơ, quản lý bài giảng, tạo các buổi thảo luận trực tuyến để chia sẻ kiến thức và tương tác với những người trong lớp học. 
  • Moodle: Cho phép người gửi thông báo lịch học, nghỉ lễ,... từ trường học đến sinh viên, học sinh nhanh chóng. Các tính năng khác có sẵn như thống kê điểm số, giao bài tập, đăng tải bài tập, tạo bài thi, bài khảo sát, kiểm tra,... 

2.3. Sử dụng thiết bị công nghệ tương tác 

Thay vì dạy học truyền miệng và giấy vở như thông thường, hiện nay nhiều nhà trường đầu tư các màn hình thiết bị thông minh để làm tăng độ tương tác và sự tập trung của học sinh hơn. Các thiết bị này như màn hình led có hình dạng như tivi, kết nối internet hay máy chiếu cảm ứng có thể thêm hình ảnh, viết chữ lên trên.

2.4. Ứng dụng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu 

Các nền tảng lưu trữ online giúp giáo viên và học sinh có thể lưu trữ và chia sẻ công khai cho nhau. Ví dụ như Google Drive có sẵn và được tích hợp trong gmail của mỗi tài khoản, hay onedrine nền tảng lưu trữ của Microsoft. Một số nền tảng trực tuyến khác có dung lượng cao hơn đòi hỏi phải trả phí theo tháng hoặc theo năm. 

2.5. Hệ thống quản lý thông tin và bảng điểm của sinh viên/học sinh 

Hàng loạt ứng dụng hỗ trợ giảng dạy hiện đại ngày nay như Misa, Base, 1Office,... đều là những phần mềm quản lý thông tin và lưu trữ thông tin với dung lượng lớn. Tuy nhiên, các đơn vị này đều yêu cầu phải đóng một khoản phí tính trên người dùng và sử dụng. Chi phí có thể lên tới hàng tỉ đồng phụ thuộc vào mục đích và chức năng sử dụng. 

Chi phí này cũng tương đương với việc tự thiết kế một app giáo dục chuyên nghiệp sở hữu riêng của nhà trường. Bạn có thể cân nhắc và lựa chọn những ứng dụng hỗ trợ phù hợp với tài chính, với ngân sách đầu tư. Nếu tự thiết kế app giáo dục có thể yêu cầu thiết kế tích hợp đầy đủ tính năng trong một ứng dụng. 

3. Những kỹ năng cần trang bị khi sử dụng ứng dụng hỗ trợ giảng dạy 

Theo các báo cáo khảo sát gần đây, có tới 87% giảng viên/giáo viên phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để quen với việc sử dụng công nghệ số. Trong đó có tới 24% họ từ bỏ việc tiếp thu thêm những kiến thức mới về ứng dụng hỗ trợ giảng dạy và chỉ thích đi theo phương thức giảng dạy truyền thống. 

phần mềm ứng dụng hỗ trợ giảng dạy

Cần có tư duy sáng tạo khi sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy.

Để công tác giảng dạy được thuận lợi tối đa, nhà lãnh đạo và giáo viên hay thậm chí học sinh cũng cần được đào tạo về kỹ năng sử dụng công nghệ số. 

  • Kỹ năng thành thạo tin học văn học: word, excel, powerpoint, 
  • Kỹ năng ứng dụng thiết bị công nghệ: Người dạy phải làm quen với thiết bị như máy chiếu, màn hình tương tác thông minh, máy tính bảng, thiết bị khác,... 
  • Khả năng sáng tạo, tìm kiếm thông tin mới và thiết kế bài giảng thu hút người xem theo nhiều dạng: chữ viết, con số, hình ảnh, video,... 

Trên đây là một số gợi ý về việc sử dụng ứng dụng hỗ trợ giảng dạy cho nhà trường, giảng viên và học sinh. Tất cả đều có thể gói gọn trong một phần mềm số hiện đại có trả phí trên thị trường công nghệ ngày nay. Hoặc bạn có thể thuê đơn vị thiết  kế app chuyên nghiệp để yêu cầu một app giáo dục nội bộ bảo mật dữ liệu và lưu trữ mãi mãi.

Cần được tư vấn về hệ thống quản lý sinh viên hay app giáo dục, liên hệ qua: 

Follow Fan page 

Hotline: 0762.103.668

Email: support@gokisoft.com  




Đã sao chép!!!
GokiSoft Uy Tín & Chất Lượng & Tận Tình
Hotline: 0967025996
GokiSoft Uy Tín & Chất Lượng & Tận Tình Chat FB với chúng tôi
GokiSoft Uy Tín & Chất Lượng & Tận Tình