By GokiSoft.com| 12:27 26/08/2019|
Học JS

1000 Bài tập JavaScript - Lập Trình JavaScript

Bài số 1:

Tạo một tầng có chứa dòng chữ "Hello", kích thước H1. và một nút nhấn có nhãn là "Thay đổi". Khi người dùng click vào nút này thì yêu cầu người dùng nhập vào một xâu, sau đó thay nội dung trong thẻ H1 bằng xâu nhập vào này (Theo 4 cách: thay thuộc tính innerText, innerHTML, outerText, outerHTML).

Bài số 2:

Tạo một thẻ H1, màu chữ xanh dùng để hiển thị thời gian của hệ thống (gồm giờ:phút:giây).

Gợi ý: Viết hàm CapNhat để lấy giờ:phút:Giây trong máy tính sau đó gán cho thuộc tính innerText của thẻ H1. Sử dụng hàm setInterval("CapNhat();", 1000) để liên tục cập nhật thời gian theo từng giây.

Bài số 3:
Tạo 2 tầng trong IE, mỗi tầng chứa một bức ảnh. Tầng thứ nhất chạy từ trái sang phải màn hình, tầng thứ hai chạy từ trên xuống dưới màn hình.

Gợi ý: Sử dụng 2 hàm setInterval để gọi 2 hàm di chuyển 2 tầng.

Bài số 4:

Tạo một tầng chứa 3 liên kết. Chuột click tại vị trí nào thì tầng sẽ được đặt tại vị trí đó. Gợi ý: Viết lệnh trong sự kiện onClick của thẻ BODY.

Bài số 5:
Tạo một form đăng ký E-Mail tương tự như của Yahoo (Bạn chỉ cần tạo một số phần tử, không cần tạo hết). Mỗi khi người dùng di chuyển chuột đến một phần tử nào đó thì hiển thị một lời chú thích bằng Tiếng việt. (Xem Bài số 5)

Bài số 6:
Tạo 3 tầng (Trong Netscape), mỗi tầng nạp một trang tương ứng như sau: https://gokisoft.com, https://ziczacgroup.com và https://thietkewebsitenhe.com.

Bài số 7:
Tạo một tầng chứa một bức ảnh, một nút có nhãn là "Di chuyển". Khi người dùng click vào nút này thì bức ảnh sẽ di chuyển chéo từ góc trên bên phải xuống góc dưới bên trái của màn hình. Gợi ý: Tăng dần pixelTop, giảm pixelLeft. 

Bài số 8:
Hãy tạo ra trang Web có giao diện như sau: 

Yêu cầu:

Khi người dùng di chuyển chuột đến phần tử nào thì hiển thị dòng nhắc dưới thanh trạng thái để hướng dẫn người dùng. Ví dụ: Khi người dùng đưa chuột vào trong ô textbox User Name thì thì hiển thị dưới thanh trạng thái là: "Nhập mã người dùng", hay khi người đưa chuột đến nút "Đăng ký" thì hiển thị dòng nhắc: "Gửi thông tin đi để đăng ký" v.v...
Hướng dẫn: Nút đăng ký nên là nút thường, tức là tạo bằng thẻ:

<input type = button value = "Đăng ký">

Bài số 9:
Có giao diện như bài 1, nhưng yêu cầu như sau:

Khi gửi thông tin đi, cần kiểm tra xem nội dung người dùng gõ trong ô Password với textbox trong ô "Gõ lại password" có giống nhau hay không? Nếu bằng nhau thì mới gửi (Submit) đi, còn nếu không bằng thì thông báo là "Password phải giống nhau"
Khi gửi thông tin, cần kiểm tra ngày sinh, tháng sinh phải hợp lệ. (Tức ngày phải nhỏ hơn 32, tháng phải nhỏ hơn 13) 
Hướng dẫn:

Nút đăng ký nên là nút thường, tức là tạo bằng thẻ:

<input type = button value = "Đăng ký" onClick = "DangKy();">

Trong đó Hàm DangKy() sẽ kiểm tra dữ liệu hợp lệ và khi dữ liệu nhập vào đúng đắn thì gửi đi bằng cách gọi phương thức submit của đối tượng document, như sau: document.submit();

Bài số 10:

Làm tương tự bài tập 7 và 8, nhưng thêm yêu cầu: Khi người dùng nhập hoặc số lượng, hoặc đơn giá thì hãy tính luôn ô textbox thành tiền.

Hướng dẫn: Viết lệnh tính thành tiền trong cả 2 sự kiện onKeyUp của cả hai textbox số lượng và textbox đơn giá.

*** Lưu ý: Trước khi tính tích thì cần phải kiểm tra xem dữ liệu trong hai textbox đã có hay chưa, nếu một ô chưa nhập gì thì chưa tính.

Bài số 11:
Hãy tạo một menu đặt theo chiều dọc gồm 4 mục như sau:

Giới thiệu

Tin tức

Sản phẩm

Trợ giúp

Yêu cầu: 4 mục này có màu nền là xanh, màu chữ là vàng (yellow). Khi người dùng di chuyển đến mục nào thì mục đó có màu nền là màu đỏ. Khi di chuyển chuột ra khỏi thì màu nền trở lại màu xanh.

Khi người dùng click vào thì mở ra trang tương ứng là https://gokisoft.com, https://ziczacgroup.com, https://thietkewebsitenhe.vn và https://google.com.

Gợi ý: Làm tương tự như bài tập mẫu, nhưng tạo ra 4 thẻ H2.

Bài số 11: Hãy tạo một menu gồm 4 mục như ở trên nhưng theo chiều ngang,

Hướng dẫn: Nếu bạn dùng thẻ H2, thì mỗi mục sẽ tự động được đặt riêng trên một dòng. Để có thể đặt nhiều mục trên cùng một dòng, bạn có thể tạo một bảng có một hàng và nhiều cột. Mỗi mục bây giờ sẽ được đặt trong một thẻ <TD>. Để thay đổi kích thước, màu nền, màu chữ v.v.. bạn cũng sử dụng STYLE: <TD style = “color: white” ……

Hoặc cách thứ hai là bạn sử dụng thẻ <Span>



Phản hồi từ học viên

5

(Dựa trên đánh giá ngày hôm nay)

Đăng nhập để làm bài kiểm tra

Chưa có kết quả nào trước đó